top of page

Đại dịch COVID-19 kích hoạt làn sóng thất nghiệp dài hạn

Số người thất nghiệp trong 15 đến 26 tuần tăng lên mức cao kỷ lục vào tháng 7. Hàng triệu người làm việc bị sa thải trong đại dịch đã thất nghiệp ít nhất 15 tuần.


Eric Morath Danny Dougherty, ngày 7 tháng 8, 2020


Translated from the WSJ article Covid-19 Pandemic Triggers Wave of Long-Term Unemployment

Những người đàn ông xếp hàng nhận lương thực trong thời kỳ Đại Suy thoái vào những năm 1930 ở Mỹ.


Số người lao động bị thất nghiệp hơn ba tháng trong tháng Bảy ngày càng gia tăng - một tín hiệu cho thấy đại dịch coronavirus có khả năng ảnh hưởng kinh tế lâu dài đến nhiều người.


Theo Bộ Lao Động, số người thất nghiệp trong 15 đến 26 tuần đã tăng từ 4,6 triệu người đến 6,5 triệu người vào tháng trước. Số liệu tháng 7 là mức cao nhất được ghi nhận trong hạng mục này từ năm 1948, và nó gần gấp đôi so với mức cao nhất trước đó trong cuộc suy thoái năm 2009.


Người Mỹ thất nghiệp, theo thời hạn

Lưu ý: điều chỉnh theo mùa

Nguồn: Bộ Lao Động


Đó là một tín hiệu u ám khi cho dù con số tuyển dụng nói chung được cải thiện, hàng triệu người lao động vẫn phải đối mặt với viễn cảnh mất việc trong thời gian dài.


Khi những người bị nghỉ việc tạm thời đã trở lại làm việc, những người bị mất việc làm vĩnh viễn và những người vừa bắt đầu đi làm vẫn tiếp tục thất nghiệp.


Lý do thất nghiệp (điều chỉnh theo mùa)

*Bao gồm những người rời bỏ công việc tạm thời hoặc mới bước vào lực lượng lao động

Nguồn: Bộ Lao Động


Nghiên cứu đã chỉ ra rằng một người thất nghiệp càng lâu thì càng khó tìm lại việc làm. Các nhà kinh tế nói điều này là do các yếu tố như sự xói mòn kỹ năng và việc các nhà tuyển dụng ưu tiên thuê những người đã có việc làm hoặc vừa mới mất việc.


Katharine Abraham, nhà kinh tế về lao động của Đại học Maryland và là cựu cố vấn kinh tế của Tổng thống Obama cho biết: “Nếu bạn không làm việc trong một thời gian dài, hậu quả lâu dài có thể rất tồi tệ.” Các hậu quả bao gồm khả năng tìm được việc làm thấp hơn, khả năng bỏ việc cao hơn và khả năng bị giảm lương khi trở lại làm việc.


Sau cuộc suy thoái kinh tế vừa qua, các nhà kinh tế cho rằng sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp dài hạn là một yếu tố dẫn đến việc tăng trưởng lương bổng và phục hồi chậm chạp trong khi nền kinh tế vẫn tăng thêm việc làm đều đặn.


Đầu năm nay, khi các bang ra lệnh ngừng hoạt động kinh doanh trên diện rộng, nhiều người cho rằng đó sẽ là sự gián đoạn ngắn hạn. Nhưng hơn bốn tháng sau khi kinh tế suy thoái, nhiều người đi làm vẫn chưa thấy sự thay đổi trên thị trường lao động , bà Abraham nói.


Những người làm việc bán thời gian vẫn ổn định, mặc dù có nhiều người làm công việc như vậy vì lý do kinh tế.


Người làm việc bán thời gian, sắp xếp theo lý do

Lưu ý: điều chỉnh theo mùa

Nguồn: Bộ Lao Động


Bà nói: “Nền kinh tế vẫn đang trong tình trạng tồi tệ và nhiều người sẽ không làm việc trong một thời gian dài."


Các nhà kinh tế phân loại những người thất nghiệp hơn 15 tuần không phải là thất nghiệp ngắn hạn. Tuy nhiên, những người đó phải nghỉ việc trên 6 tháng mới được tính là thất nghiệp dài hạn.


Mức độ thất nghiệp dài hạn vẫn thấp hơn nhiều so với sau cuộc suy thoái 2007-2009, nhưng nó cũng đang tăng lên. Điều này phản ánh rằng những người mất việc làm trước khi đại dịch bắt đầu đã không thể tìm được việc làm mới. Điều đó phần lớn là do việc tuyển dụng vào mùa hè này đã tập trung gọi trở lại những người tạm thời bị cho thôi việc trước đó cho công việc cũ.


Các số liệu khác về thất nghiệp

Lưu ý: điều chỉnh theo mùa

Nguồn: Bộ Lao Động


Vào tháng 3, Jeff Marcell, 59 tuổi, đã bị cho nghỉ việc bán hàng tại một cửa hàng bán đèn thương mại ở Nashville, Tenn. Ông nói rằng chủ của ông đã nhắn tin cho ông vào một ngày chủ nhật và bảo ông không cần báo cáo đi làm ngày hôm sau. Vài tuần sau, ông nhận được một lá thư thông báo rằng ông sẽ bị cho thôi việc vĩnh viễn.


“Tôi không nhận được một cuộc điện thoại hay bất cứ thứ gì,” ông nói. “Lần đầu tiên tôi bị cho nghỉ việc qua một bức thư.”


Ông Marcell cho biết ông đã thực hiện một số cuộc phỏng vấn việc làm, nhưng các nhà tuyển dụng không muốn thuê. Nhiều văn phòng trong thành phố vẫn đóng cửa, điều này làm giảm nhu cầu đối với các sản phẩm mà ông hiểu rõ nhất. Gần đây các quan chức địa phương cũng đưa ra các hạn chế mới đối với các quán bar và nhà hàng.


Nền kinh tế đã có thêm 1.8 triệu việc làm trong tháng Bảy và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 10.2%, nhưng sự phục hồi kinh tế từ đại dịch coronavirus đã chậm lại so với những tháng trước. Eric Morath của WSJ giải thích. Ảnh: Marco Bello / Reuters


“Ở Nashville, chúng tôi cứ bắt đầu rồi dừng lại, bắt đầu rồi dừng lại” anh nói. “Tôi nghĩ các doanh nghiệp muốn chờ xem tình hình trước khi đưa ra lời mời làm việc.”


Người dịch: Chloe

bottom of page